Góc tìm hiểu: Phế liệu là gì? Có những loại phế liệu nào?

Phế liệu là gì? Phế liệu được phân loại như thế nào? Tái chế phế liệu có những tác động tích cực như thế nào đến môi trường sống? Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh phế liệu đang cần được giải đáp. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy để https://thumuaphelieugiacaotphcm.com/ giải đáp mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải.

Phế liệu là gì? Phế liệu được phân loại như thế nào?
Phế liệu là gì? Phế liệu được phân loại như thế nào?

Phế liệu là gì? Phế liệu khác phế thải như thế nào?

Phế liệu là gì? Phế liệu là những loại vật liệu bị loại bỏ trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Họp đó là những món hàng tồn kho, không còn giá trị sử dụng hoặc có thể sẽ được sử dụng cho việc sản xuất hoặc tái chế những sản phẩm khác. Tóm lại, phế liệu là những sản phẩm do con người tạo ra.

Đi liền với quá trình phát triển của xã hội, lượng rác thải, phế liệu có trong môi trường đang ngày càng gia tăng.Và việc thải những phế liệu này ra ngoài môi trường vô tình khiến vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nan giải hơn. Đó cũng là lý do, những đơn vị chuyên thu mua phế liệu đã được ra đời. Từ đó giảm bớt được gánh nặng liên quan đến ô nhiễm môi trường từ phế liệu, phế thải.

Tham khảo thêm: Bảng giá phế liệu đồng hôm nay

Phế liệu và phế thải đều được coi là những sản phẩm hữu hình được thải ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, sự khác nhau là phế thải không còn giá trị sử dụng hoặc thậm chí sẽ gây hại cho môi trường. Còn phế liệu là những món đồ vẫn còn khả năng tái sử dụng. Chúng giúp phong phú nguồn nhiên liệu cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, công việc kinh doanh và tái chế lại những loại phế liệu sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Những loại phế liệu phổ biến hiện nay có thể kể đến đó là sắt, thép, đồng, nhựa, giấy, nhôm,… Sau khi được các công ty thu mua phế liệu mua về, chúng sẽ được chia thành từng loại khác nhau. Sau đó sẽ được tái chế thành nhiều đồ dùng thiết thực, mang lại giá trị kinh tế.

Phế liệu là những loại vật liệu bị loại bỏ trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
Phế liệu là những loại vật liệu bị loại bỏ trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng

Vật chất trở thành phế liệu khi nào?

Vậy cụ thể hơn, vật chất trở thành phế liệu khi nào? Dưới đây là những trường hợp cụ thể giúp bạn hình dung rõ hơn về phế liệu.

Khi là sản phẩm hoặc vật liệu

Vật chất trở thành phế liệu chỉ khi chúng tồn tại dưới dạng là một vật thể. Theo góc độ về môi trường, những sản phẩm phi vật thể không được coi là phế liệu. Tức là chúng phải hiện hữu và có thể cầm nắm được.

Bị loại bỏ từ quá trình quá trình sản xuất và tiêu dùng

Những nguyên vật liệu bị loại bỏ từ quá trình sản xuất và tiêu dùng được coi là phế liệu. Đây đều là những sản phẩm không còn phù hợp hoặc không thể sử dụng cho quá trình sản xuất và tiêu dùng.

Được thu hồi để sử dụng làm nguyên liệu

Một sản phẩm, vật liệu có được coi là phế liệu hay không sẽ phụ thuộc dựa trên hành vi đánh giá có quyết định từ bỏ khai thác giá trị và công dụng của chủ sở hữu với vật đó hay không. Dễ hiểu hơn thì phế liệu chính là những món đồ không còn giá trị sử dụng. Những loại vật liệu này sẽ được xem xét, và cân đối để xử lý theo từng hình thức khác nhau.

Lợi ích của việc thu mua và tái chế phế liệu là gì?

Có thể nói rằng, quá trình thu mua và tái chế phế liệu sẽ tạo ra rất nhiều ý nghĩa mang đến lợi ích cho xã hội và môi trường. Việc xử lý phế liệu đúng cách và hiệu quả sẽ giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn. Tiết kiệm được nhiều nguồn tài nguyên hơn. Những loại phế liệu có thể nhắc đến như sắt, thép, nhựa, giấy,… Sau khi được thu mua chúng được tái chế thành những món đồ có thể sử dụng được. Cụ thể hơn, dưới đây là những lợi ích của phế liệu mà bạn có thể tham khảo.

Lợi ích của việc thu mua và tái chế phế liệu là gì?
Lợi ích của việc thu mua và tái chế phế liệu là gì?

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Việc tái chế lại phế liệu đã qua sử dụng sẽ giúp giảm nhu cầu tiêu thụ những nguồn tài nguyên mới. Vì vậy việc thu mua và tái chế lại phế liệu chính là một cách để giữ gìn và tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá. Việc làm này cũng đồng thời góp phần bảo vệ môi trường vô cùng hiệu quả.

Tiết kiệm năng lượng

Việc tái chế phế liệu sẽ giúp tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc thực hiện sản xuất những nguyên vật liệu mới hoàn toàn. Những nguồn năng lượng được tiết kiệm chính là sự khai thác, chế biến và vận chuyển.

Giảm diện tích và lượng bãi rác

Việc đem vứt bỏ những loại phế liệu không còn khả năng sử dụng ra bãi rác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Từ nguồn đất, nguồn nước, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của con người. Đó là lý do việc tái chế lại phế liệu được coi là một giải pháp tối ưu giúp giảm diện tích và lượng rác thải tại những bãi rác tập trung. Góp phần xây dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những đơn vị thu mua phế liệu giá tốt để bán phế liệu thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Hạn chế việc vứt phế liệu có thể tái chế ra ngoài môi trường.

Bảo vệ môi trường

Bạn sẽ suy nghĩ sao khi có một lượng phế liệu vô cùng lớn được thải ra ngoài môi trường và không có một đơn vị thu gom, tái chế nào? Kết quả có thể nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Môi trường sống sẽ bị ô nhiễm và hủy hoại, sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tái chế phế liệu sẽ giúp tiêu thụ ít nguồn tài nguyên, sử dụng ít năng lượng. Từ đó giảm lượng khí thải ra môi trường. Hạn chế được tình trạng xấu gây hiệu ứng nhà kính.

Tái chế phế liệu giúp bảo vệ môi trường sống
Tái chế phế liệu giúp bảo vệ môi trường sống

Phân loại phế liệu

Trên thị trường, có ba loại phế liệu được phân chia rõ ràng. Đó là những loại phế liệu gì? Đặc điểm và tính chất của mỗi loại phế liệu có giống nhau hay không.

Phế liệu thô

Phế liệu thô hiện nay chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng phế liệu trên thế giới. Loại phế liệu này sẽ bao gồm những sản phẩm đất, đá, bê tông, gạch, kính,… Chúng xuất hiện trong quá trình xây dựng và khai thác. Chúng không có khả năng tự phân hủy hoặc bốc cháy. Do đó ngày càng xuất hiện nhiều phế liệu được thải ra ngoài môi trường. Có thể tận dụng những nguồn phế liệu này để bồi đắp, san lấp vùng trũng,… Nhìn chung, đi kèm với sự biến đổi khí hậu như ngày nay, những sản phẩm phế liệu thô có thể tận dụng để củng cố những khu vực như cồn đất, lấn biển hay bãi đá.

Phế liệu không nguy hiểm

Đây là những loại phế liệu chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng phế liệu trên thế giới. Chúng bao gồm những loại hoa, lá cây, gỗ, rơm, bìa, giấy, sắt, thép,… Có thể tận dụng để sản xuất ra những thứ đem lại ích lợi ích cho nền kinh tế như: Ủ thành phân bón, đốt cháy để lấy năng lượng, tái chế,…

Phế liệu nguy hiểm

Những phế liệu nguy hiểm thường sẽ chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Khoảng dưới 4%/tổng sản lượng phế liệu trên toàn thế giới. Những loại phế liệu này thường chứa những chất độc hại cho môi trường, con người và động vật. Trong đó bao gồm những loại vật liệu liên quan đến phóng xạ, kim loại độc hại, chất thải y tế, chất thải hoá học,… Những vật liệu phóng xạ có thể tiến hành lưu trữ và chờ chúng phân hạch hết. Tuy nhiên, những phế liệu khác sẽ có những cách nghiên cứu và xử lý khác nhau sao cho không gây hại quá lớn đến môi trường.

Những lợi ích từ việc tái chế phế liệu là gì?

Lợi ích từ việc tái chế phế liệu là gì? Theo nghiên cứu chi tiết của EPA, việc tái chế kim loại, phế liệu đem đến rất nhiều lợi ích như:

  • Tiết kiệm 75% năng lượng từ quá trình tái chế (Không phải dùng năng lượng để sản xuất những vật liệu mới).
  • Ô nhiễm môi trường không khí giảm đến 86%. Ô nhiễm môi trường giảm 40%. Đây là một trong những dấu hiệu đáng mừng nhất của quá trình mua bán và tái chế phế liệu.
  • Nhu cầu sử dụng nước giảm 40%.
  • Giúp tiết kiệm 90% những nguyên nguyên liệu được sử dụng.
  • Chất thải mỏ quặng giảm 97%.
  • Đặc biệt, việc tái chế thép phế liệu để làm phép mới có thể giúp tiết kiệm 1.115kg quặng sắt, 625kg than và 53kg đá vôi.
  • Kiếm tiền, gia tăng thu nhập từ việc thu mua và tái chế lại phế liệu. Đây cũng được coi là một trong những ngành khá phát triển và được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Những loại phế liệu có giá trị và được ứng dụng, xuất khẩu

Có rất nhiều loại phế liệu tưởng chừng như chỉ có thể vứt đi thì giờ đây đã được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Thậm chí chúng còn có giá trị cao. Đặc biệt phải kể đến như rơm, vỏ trấu, lõi ngô, xơ dừa, bã mía,… Đây là những nguyên liệu được rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu săn đón.

Rơm

Rơm là một loại phụ phẩm còn lại sau quá trình thu hoạch lúa. Thường được sử dụng cho trâu bò ăn hoặc đem đi đốt. Bên cạnh đó, rơm còn được chế biến và đem xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Cụ thể, mỗi năm Nhật cần khoảng 220.000 tấn rơm đã qua chế biến để phục vụ cho hơn 4,3 triệu động vật. Các thiết bị máy móc, đào tạo nhân công cũng được Nhật hỗ trợ. Từ đó thay vì bỏ đi, người Việt đã có thể tận dụng phụ phẩm từ rơm để kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu để tái chế rơm thành Polyme để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Rơm được nghiên cứu và tái chế thành Polyme để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Rơm được nghiên cứu và tái chế thành Polyme để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

Vỏ trấu

Cũng từng được xem là một phế phẩm chỉ có thể bỏ đi, nhưng sau quá trình nghiên cứu và tìm tòi thì bỏ cháu được đánh giá là có rất nhiều công dụng. Thậm chí, tại Đồng Tháp và An Giang người ta còn có thể chế biến vỏ trấu thành củi và đem đi xuất khẩu. Trung bình mỗi tháng có đến hơn 10.000 tấn củi từ vỏ trấu được xuất khẩu sang thị trường Hàn và Châu Âu.

Tại những tỉnh thành chuyên trồng lúa như An Giang cũng đã có rất nhiều nhà máy tái chế củi từ trấu đã mọc lên để phục vụ cho việc xuất khẩu đầy tiềm năng này.

Vỏ trấu được tái chế thành củi và đem đi xuất khẩu
Vỏ trấu được tái chế thành củi và đem đi xuất khẩu

Lõi ngô

Rất nhiều doanh nghiệp tại Hàn Quốc đã tổ chức thu mua lõi ngô tại Việt Nam để phục vụ cho quá trình trồng nấm. Trung bình mỗi năm lượng cầu cần khoảng 1.000 tấn. Số lượng cũng đang ngày càng tăng lên tại những cơ sở sản xuất uy tín và chất lượng. Bên cạnh Hàn, thị trường tại Nhật cũng có nhu cầu rất lớn với khoảng 250.000 tấn lõi ngô được thu mua để làm thức ăn chăn nuôi.

Lõi ngô được tái chế và thu mua tập trung tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản
Lõi ngô được tái chế và thu mua tập trung tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản

 Xơ dừa

Một trong những phế phẩm được đánh giá là có giá trị khá cao phải nhắc đến đó là xơ dừa. Xơ dừa sẽ được tái chế để tạo ra những sản phẩm như chỉ xơ dừa, thảm, xơ dừa thô ép kiện,… Nghề tái chế xơ dừa chủ yếu phát triển và được tập trung tại những khu vực trồng nhiều dừa như Bến Tre. Mỗi năm, các cơ sở trung bình sản xuất và cung cấp khoảng hơn 30.000 tấn xơ dừa. Chủ yếu tập trung vào những thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,… Xơ dừa có nguồn năng lượng và protein không quá cao nhưng được tận dụng tối đa để sản xuất những sản phẩm phục vụ cho quá trình chăn nuôi, sản xuất, xây dựng. Trong đó phải kể đến ván ép trong xây dựng, bột giấy, thức ăn chăn nuôi, phân bón,…

Xơ dừa được tái chế để tạo ra những sản phẩm như chỉ xơ dừa, thảm, xơ dừa thô ép kiện,...
Xơ dừa được tái chế để tạo ra những sản phẩm như chỉ xơ dừa, thảm, xơ dừa thô ép kiện,…

Bã mía

Bã mía là một phế liệu được thải ra trong quá trình ăn uống, sinh hoạt của con người. Tại Hàn và Nhật, người ta nhập bã mía rất nhiều. Tại Việt Nam, bã mía thường được dùng để sản xuất cồn, nguyên liệu đốt để tạo ra năng lượng điện. Nguồn năng lượng này được gọi là năng lượng tái tạo, tuy nhiên mức giá lại khá thấp. Hoặc có thể tận dụng bã mía để sản xuất ra những sản phẩm như cốc, bát, đĩa, ống hút,… vô cùng an toàn và thân thiện với môi trường.

Những sản phẩm được tái chế từ bã mía
Những sản phẩm được tái chế từ bã mía

Phế liệu từ đồng, kim loại, inox

Đây cũng là những loại phế liệu phổ biến và quen thuộc tại Việt Nam. Chúng chủ yếu được loại bỏ trong quá trình xây dựng, thi công,… Có rất nhiều đơn vị tổ chức thu mua phế liệu đồng, inox này với mức giá vô cùng hợp lý. Một trong số đó phải nhắc đến thumuaphelieugiacaotphcm.com. Những kim loại này sau khi được thu mua sẽ được chọn lọc và tái chế thành nhiều vật dụng khác nhau.

Phế liệu kim loại được tiến hành thu mua tại nhiều khu vực
Phế liệu kim loại được tiến hành thu mua tại nhiều khu vực

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến phế liệu, rằng phế liệu là gì? Qua đó giúp bạn biết cách phân biệt các loại phế liệu khác nhau. Để từ đó có những cách tái chế, xử lý phù hợp, thiết thực, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường.

  • Trụ sở chính: 179 Quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, Tân Uyên, Bình Dương.
  • Cơ sở 3: Quốc lộ 51, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
  • Cơ sở 4: Bến Lức Long An
  • Hotline: 0961 779 345 (Mr. Lộc) 0989 579 231 (Me Minh)
  • Email: az.hoangloc@gmail.com
  • Website: https://thumuaphelieugiacaotphcm.com/