Mỗi ngày trôi qua, trên thế giới có hàng ngàn tấn rác thải được thải ra môi trường. Nhiều nhất phải kể đến rác hữu cơ và rác vô cơ. Việc phân biệt đúng loại rác sẽ giúp chúng ta xử lý rác thải một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vậy cụ thể, rác hữu cơ là gì? Rác vô cơ là gì? Làm sao để phân biệt rác hữu cơ và rác vô cơ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc này nhé!
Rác hữu cơ là gì ?
Rác hữu cơ là gì? Rác hữu cơ (organic rubbish) là những sản phẩm được hình thành qua quá trình hoạt động của con người. Đó có thể là những hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt,… Chất thải hữu cơ sẽ có những thành phần hữu cơ bị thải bỏ. Những loại rác thải hữu cơ mà bạn có thể gặp như:
- Phế thải nông nghiệp: rơm, rạ, thân cây, lá cây,… Những loại phế thải này thường sẽ không có giá trị sử dụng hoặc ít.
- Phế thải từ những nguyên liệu được sử dụng trong hoạt động công nghiệp như: vỏ cà phê, vỏ lạc, cùi ngô, bã mía,…
- Phế liệu từ những nhà máy sản xuất như giấy, sợi,…
- Phế thải được thải ra từ những làng nghề chuyên chế biến và sản xuất tinh bột.
- Những loại thực phẩm bị hỏng, thức ăn thừa như trái cây, thịt cá, rau xanh,…
- Phế thải được thải ra qua quá trình sinh hoạt và sản xuất mặt hàng may mặc như vải, sợi bông,…
Với những loại rác thải này, bạn có thể cho chúng vào một loại túi và công ty môi trường sẽ có nhiệm vụ thu gom chúng. Hãy sử dụng nhãn dán “rác hữu cơ” để có thể dễ dàng phân biệt hơn. Rác hữu cơ thường sẽ được đem đi chế tạo, sản xuất thành phân bón hoặc tái chế thành nhiều loại sản phẩm khác.
Tham khảo thêm: Bảng giá phế liệu hôm nay
Rác vô cơ là gì?
Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng hoặc tái chế lại. Những gì có thể làm đem chúng đi chôn tại những hố chôn lấp rác vô cơ. Một vài loại rác vô cơ phổ biến như nilon, sành, sứ, gạch vỡ,…
Những loại rác này thường tồn tại rất lâu mới có thể bị phân hủy, thậm chí là không thể phân hủy. Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói qua về khoảng thời gian phân hủy của những đồ vật làm từ nilon là rất lâu. Và con số thực tế là phải mất khoảng từ 400 – 600 năm chôn vùi dưới lòng đất thì những vật này mới có thể phân hủy toàn bộ.
Có lẽ, do nhận thức được những tác động tiêu cực của rác thải vô cơ đến môi trường. Vì vậy, con người đã luôn không luôn cố gắng để tạo ra những sản phẩm mang tính chất thân thiện với môi trường. Điển hình có thể nhắc đến đó là túi tự phân hủy, ly giấy, túi giấy, ống hút tre… Điều này đã giúp lượng rác thải vô cơ được giảm thiểu một cách tích cực.
Cách phân biệt rác hữu cơ và vô cơ?
Sự khác nhau của rác vô cơ và rác hữu cơ là gì? Hãy cùng theo dõi bảng phân tích dưới đây:
Loại rác | Khái niệm | Nguồn gốc | Ví dụ | Cách xử lý |
Rác hữu cơ | Là loại rác dễ phân hủy, có thể tái sử dụng cho quá trình chăm bón, sản xuất làm thức ăn cho động vật. | – Những phần bị loại bỏ của thực phẩm khi được sử dụng để chế biến thức ăn cho con người. – Những loại thực phẩm thừa, hư hỏng nhưng không thể dùng cho con người. – Những loại cây, cỏ, hoa, lá,…không thể sử dụng cho con người và trở thành rác thải trong môi trường. | – Rau, củ quả đã bị hỏng, thối, nát,… – Cơm, canh hoặc thức ăn thừa, hư hỏng,… Bã chè, bã cà phê,… – Cây cỏ bị chặt, rụng,… | Có thể thực hiện thu gom vào những thùng chứa rác để tận dụng làm phân bón, phân compost, thức ăn chăn nuôi. |
Rác vô cơ | Là loại rác không có khả năng sử dụng được nữa hoặc không thể tái chế. Chỉ có thể xử lý bằng việc đem đến những khu chôn lấp chất thải. | – Những loại vật liệu xây dựng bị bỏ đi, không thể tái sử dụng. – Bao bì được bọc ở bên ngoài cái loại chai hộp. – Túi nilon bị bỏ đi sau quá trình sử dụng để đựng thực phẩm của con người. – Những vật dụng hoặc thiết bị được sử dụng trong đời sống hằng ngày. | – Gạch, đá, đồ sành, sứ, thuỷ tinh bị vỡ, hư hỏng và không thể sử dụng. – Những loại vỏ sò/ốc,… – Đồ da, cao su, băng đĩa nhạc, radio… bị hỏng và không thể sử dụng. | Rác thải vô cơ cần được gom lại vào những thùng chứa, điểm tập kết thu gom rác để được đưa đi xử lý tập trung theo đúng quy định. |
Tùy vào từng khu vực sẽ có những cách phân loại rác khác nhau. Ví dụ, tại môi trường giáo dục, rác hữu cơ và rác vô cơ thường không xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, rác tái chế như chai, lọ lại khá nhiều và chiếm đa số. Để có thể phân loại rác hiệu quả, người ta thường thiết kế thùng rác thành nhiều ngăn. Mỗi ngăn sẽ được sử dụng cho một loại rác khác nhau. Việc này giúp quá trình thu gom rác thải và tái chế trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều. Rác thải có thể được đem đi tái sản xuất thành phân bón, thức ăn chăn nuôi, sản xuất ra những loại đồ nhựa khác nhau, hoặc đem đốt để thu hồi nhiệt lượng…
Tại sao phải phân loại rác?
Sau khi đã hiểu được rác vô cơ là gì? Rác hữu cơ là gì? Bạn cần biết được lý do tại sao chúng ta cần phân loại rác.
Việc phân biệt các loại rác đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau.
- Tiết kiệm không gian xử lý rác thải trong trường hợp sử dụng hố chôn lấp.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Có thể tận dụng lại nhiều đồ vật trước khi xử lý và biến chúng thành rác thải.
- Tránh được tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên.
- Giảm thiểu tổng lượng rác sẽ phải thải ra môi trường. Từ đó, giúp tiết kiệm những chi phí cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- Giúp nâng cao ý thức của toàn cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý.
Những biện pháp xử lý rác hữu cơ
Rác hữu cơ như giấy, thân cây, lá cây, thức ăn thừa đều có khả năng phân hủy sinh học. Dưới đây là một vài biện pháp giúp bạn xử lý rác hữu cơ một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Ủ rác
Ủ rác được xem là một trong những hình thức đơn giản và được ứng dụng phổ biến để xử lý rác hữu cơ. Đây là cách làm vô cùng phù hợp cho những cá nhân, hộ gia đình.
Cách làm: Rác được tiến hành ủ theo từng đống, từng luống hoặc cho vào thùng. Đống rác ủ đó sẽ được trải kín bằng lớp bùn đất. Sau đó, thành phẩm thu được sẽ gọi là phân hữu cơ vi sinh/phân ủ. Việc làm này khá giống với quá trình các chất hữu cơ phân hủy tự nhiên. Chúng sẽ tạo thành một hỗn hỗn hợp bao gồm những chất hữu cơ đơn giản và có cả chất vô cơ.
Nó giống với chất bùn có trong môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, chúng thường được tận dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Vừa an toàn lại vừa có lợi cho môi trường.
Quá trình thu gom và tái chế rác hữu cơ được coi là một cách làm vô cùng đúng đắn khi phục vụ cho ngành nông nghiệp sạch. Cách làm này cũng giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường rất hiệu quả.
Chôn lấp
Có thể thực hiện chôn lấp rác thải hữu cơ bằng cách đào hố và cho rác vào bên trong. Sau đó phủ lên trên một lớp đất. Chất thải sau khi được chôn lấp sẽ có khả năng tự phân hủy và tạo thành axit hữu cơ, nitơ cùng với một vài khí như CO2, CH4,… Cần lưu ý rằng, đối với những loại chất thải rắn khi chôn lấp phải có sự chọn lọc kỹ càng. Tuyệt đối không chôn những loại chất thải có ảnh hưởng đến môi trường.
Tuyên truyền
Sau tất cả, biện pháp xử lý rác hiệu quả nhất chính là ý thức và sự tuyên truyền trong cộng đồng. Mỗi cá nhân đều cần có ý thức về việc phân loại rác và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là thế hệ trẻ. Hoạt động này cần được tiến hành một cách toàn diện, thường xuyên trong một thời gian dài. Không ngừng phát huy, tiếp cận và tuyên truyền rộng rãi bằng việc sử dụng những phương tiện truyền thông. Đồng thời, đi liền với nhận thức của mỗi cá nhân, các đơn vị, tổ chức cần có trách nhiệm cung cấp những sản phẩm, cách thức, phương tiện để phân loại rác như thùng rác, địa điểm đổ rác,…
Những biện pháp xử lý rác vô cơ
Rác vô cơ có những đặc điểm là khó phân hủy và có khả năng gây biến đổi chất. Hai đại diện nổi bật cho loại rác thải này chính là nhựa và thuỷ tinh. Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, những chất này có khả năng sẽ bị biến đổi. Từ đó gây ra rất nhiều tác hại tiêu cực gây ảnh hưởng đến môi trường. Quá trình xử lý rác thải vô cơ cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Việc không thể tự phân huỷ của những loại chất thải này cũng chính là điều nhức nhối tiếp theo cần giải quyết. Vậy có những biện pháp xử lý rác thải vô cơ nào? Cùng theo dõi nội dung của bài viết ngay dưới đây để tìm câu trả lời.
Phân loại rác vô cơ trước khi xử lý
Rác vô cơ không thể xử lý bằng cách chôn lấp hoặc ủ như rác hữu cơ. Vì vậy, cần phải có những phương pháp phù hợp để không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người. Vấn đề cần ưu tiên hàng đầu chính là phân loại rác trước khi xử lý. Đây còn được biết đến là phương pháp xử lý rác tại nguồn. Nên có những khu vực để thùng rác công cộng được chia làm 2 ngăn riêng biệt dành cho rác hữu cơ và rác vô cơ.
- Những loại vật liệu xây dựng đã bị hỏng và không thể tái sử dụng như gạch ngói, bê tông, gỗ đá,…
- Bao bì được bọc ở bên ngoài cái loại chai hộp, ống hút, hộp xốp dùng một lần.
- Túi nilon bị bỏ đi sau quá trình sử dụng, mua sắm để đựng thực phẩm của con người.
- Những vật dụng/thiết bị được sử dụng trong đời sống hằng ngày như điện thoại, ghế sofa, giày dép, quần áo,…
Xử lý rác thải vô cơ theo bãi tập kết
Sau khi đã được phân loại, rác vô cơ sẽ được đưa đến những bãi tập kết và được xử lý theo đúng quy định. Việc phân loại rác kỹ càng sẽ giúp việc thu gom trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Rác sẽ được chia theo từng mức độ phân hủy, khả năng phân hủy để có những hình thức xử lý khác nhau.
Thiêu đốt
Để có thể xử lý rác vô cơ, người ta sử dụng phương pháp thiêu đốt. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ được sử dụng tùy vào từng loại rác khác nhau. Và không phải rác thải vô cơ và cũng có thể thiêu đốt.
- Đốt theo từng đống: Đây là hình thức xử lý rác đơn giản và được ứng dụng vào từ rất sớm. Rác được thiêu đốt bao gồm những phế liệu dễ cháy, sau đó chúng được xếp chồng lên nhau và tiến hành thiêu đốt. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khá khó kiểm soát bởi những tác động đến từ môi trường. Ví dụ như gió khiến các vật liệu cháy bị cuốn đi. Hoặc khi thực hiện đốt rác theo từng đống, rác chạy hết tầng dưới sau đó có thể bị sập xuống và lan rộng đám cháy ra. Gây ảnh hưởng đến môi trường và con người xung quanh. Và đây còn là cách làm khiến lượng khí độc hại thải ra, gây ô nhiễm môi trường.
- Đốt theo thùng: Thùng sử dụng đốt rác sẽ được làm bằng kim loại. Việc này sẽ giúp ngăn chặn sự truyền nhiệt ra môi trường. Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng, nhiệt độ cao sẽ khiến thùng bị hao mòn. Lúc này thùng sẽ được thay mới. Tuy nhiên, cách làm này vẫn tạo ra rất nhiều khói độc hại nên không được phép sử dụng trong những khu vực dân cư đông đúc.
- Đốt rác vô cơ bằng lò có rào di chuyển: Phương pháp này thường được sử dụng cho những nhà máy xử lý chất thải rắn tại các khu đô thị. Phương pháp này giúp quá trình xử lý chất thải hiệu quả hơn rất nhiều. Nồi có thể xử lý được khối lượng rác thải lên đến 35 tấn mỗi giờ. Có khả năng hoạt động 8000h/năm. Tuy nhiên, mỗi lần bảo trì sẽ mất khoảng một tháng.
- Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại lò đốt rác khác chuyên được sử dụng cho những loại rác vô cơ đặc biệt. Chúng thường khó cháy hoặc khi tiến hành đốt có thể thu được năng lượng.
Xử lý bằng cách tái chế
Tái chế lại rác vô cơ được xem là một trong những cách làm tối ưu và được quan tâm nhất hiện nay.
Rác vô cơ có thể tái chế lại như giấy vụn, giấy bìa, vụn gỗ,… Sau khi được thu gom, những loại rác này sẽ được mang đến nhà máy và tái chế thành ván ép, gỗ ép, các loại bàn ghế, giường tủ,… Bên cạnh đó, những loại rác như nhựa, cao su cũng có thể tái chế lại thành lốp xe cao su, các sản phẩm từ nhựa. Tuy nhiên, chất lượng của những sản phẩm này thường không được đánh giá cao.
Kim loại là một trong những rác thải khó có thể tái chế nhất. Tuy nhiên, có một vài loại kim loại sẽ được tái chế để phục vụ cho những sản phẩm trong môi trường quân đội như lá che chắn đạn, vỏ đạn,…
Ngoài ra, bên cạnh việc xử lý rác thải vô cơ đúng cách, mỗi cá nhân cần phải có ý thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Bởi nếu không xử lý đúng cách sẽ khiến môi trường. Nguồn đất, nguồn nước, không khí đều sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng xuất hiện khiến trái đất nóng lên.
Việc phân loại rác là rất cần thiết và có tác động trực tiếp đến môi trường sống của con người. Vì vậy bạn cần hiểu rõ rác hữu cơ là gì? Rác vô cơ là gì? Làm sao để phân biệt được những loại rác này? Mong rằng những giải đáp của bài viết trên đã giúp bạn có được cái nhìn chính xác nhất về những vấn đề này. Hãy là một công dân có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường.
- Trụ sở chính: 179 Quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM.
- Cơ sở 2: Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, Tân Uyên, Bình Dương.
- Cơ sở 3: Quốc lộ 51, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
- Cơ sở 4: Bến Lức Long An
- Hotline: 0961 779 345 (Mr. Lộc) 0989 579 231 (Me Minh)
- Email: az.hoangloc@gmail.com
- Website: https://thumuaphelieugiacaotphcm.com/