Vải vụn để làm gì? Những ý tưởng kinh doanh độc đáo từ vải vụn

Vải vụn tưởng chừng như là một món đồ vô dụng, không thể sử dụng mà chỉ có thể vứt đi. Tuy nhiên, đã có rất nhiều người nghiên cứu và thành công với những ý tưởng kinh doanh độc đáo từ vải vụn. Vậy có thể tận dụng vải vụn để làm gì? Cùng https://thumuaphelieugiacaotphcm.com/ tìm hiểu thêm về những câu chuyện xung quanh nghề kinh doanh “vải vụn” trong bài viết dưới đây nhé!

Có thể tận dụng vải vụn để làm gì?
Có thể tận dụng vải vụn để làm gì?

Vải vụn phế liệu là gì?

Từ xưa đến nay, vải vụn luôn bị xem là một phế phẩm trong ngành may mặc. Chúng được hình thành từ quá trình thiết kế, cắt, may những sản phẩm sử dụng đến vải như quần áo, túi xách, đồ đạc,… Chúng thường được coi là một loại rác, vì vậy có nhiều công ty may mặc sau khi sản xuất sẽ thu gom lại, đem vứt hoặc đốt đi. Tuy nhiên, số lượng vải vụn hiện nay đang không ngừng gia tăng mạnh. Vì vậy nếu tình trạng xử lý vẫn tiếp diễn như vậy chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của con người.

Vậy vải vụn dùng để làm gì? Có thể sử dụng vải vụn trong những trường hợp nào? Trước những ảnh hưởng xấu đến môi trường, đã có rất nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo từ vải vụn đã xuất hiện. Chúng giúp xử lý những phế phẩm của ngành may mặc một cách hợp lý và thiết thực. Từ đó, những vật vô dụng qua sự sáng tạo của con người đã trở nên có ích và được ứng dụng cao trong cuộc sống hiện nay. Không những thế, chúng còn tạo ra giá trị về kinh tế cho rất nhiều người.

Vải vụn được hình thành từ quá trình thiết kế, cắt, may những sản phẩm sử dụng đến vải
Vải vụn được hình thành từ quá trình thiết kế, cắt, may những sản phẩm sử dụng đến vải

Phân biệt chất liệu vải

Trước tiên, để biết vải vụn để làm gì bạn cần hiểu và phân biệt được những chất liệu vải khác nhau. Đây cũng là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh từ vải vụn.

Vải Cotton

Đây là loại vải với thành phần là 100% cotton, được làm từ vải sợi bông. Bông cũng là một chất liệu vải được sử dụng phổ biến nhất trong ngành may mặc hiện nay. Cây bông được trồng và đợi cho đến khi quả bông chín, tự bung ra. Sau đó sẽ được người nông dân thu hoạch lại để sản xuất sợi bông thô. Khi được thu hoạch về, bông sẽ được tẩy qua. Sau đó được đem se thành sợi, cuốn vào từng cuộn để dệt vải.

Tuy nhiên, theo sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ và khoa học, bông sau khi được thu hoạch về sẽ được tẩy trắng nhiều hơn. Không những thế người ta còn pha thêm hoá chất để giúp vải có độ bền cao hơn.

Vải cotton thường có những tính năng nổi trội như độ bền cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giảm nhiệt và làm mát, giặt nhanh khô, đa dạng mẫu mã,…

Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là giá khá cao, vải còn hơi cứng, tạo cảm giác thô. Đó cũng là lý do mà chất liệu vải này thường được những khách hàng nam ưu tiên lựa chọn nhiều hơn. Để khắc phục điều này, người ta sử dụng cách pha thêm sợi Spandex nhằm mang lại sự mềm mại, quyến rũ cho những sản phẩm may mặc của nữ giới.

Vải cotton thường có độ bền cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt
Vải cotton thường có độ bền cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Vải thun TC

Vải thun TC với 35% cotton và 65% nilon (65/35). Do có chứa sợi pha nilon nên những trang phục được làm từ vải thun TC sẽ cho cảm giác nóng hơn, khả năng hút ẩm thấp hơn. Tuy nhiên chúng lại đem đến cảm giác mềm mại hơn, giá thành rẻ hơn và chất lượng tương đối. Đây cũng là lựa chọn của những khách hàng không có quá nhiều yêu cầu về chất lượng. Để giúp vải có thêm độ co giãn, người ta sẽ trộn thêm sợi Spandex.

Vải thun TC thường có giá thành rẻ, phù hợp với những khách hàng không có quá nhiều yêu cầu về chất lượng
Vải thun TC thường có giá thành rẻ, phù hợp với những khách hàng không có quá nhiều yêu cầu về chất lượng

Vải thun PE

Vải thun PE (Polyester) là một dạng vải sợi tổng hợp. Chúng có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước, dầu mỏ.

Vải thường có những đặc điểm là giá thành rẻ, không có khả năng hút ẩm, khi mặc cảm giác nóng, vải không đẹp và sau thời gian sử dụng sẽ nhanh chóng bị xù lông. Đây cũng là một loại vải có chất lượng kém trên thị trường hiện nay.

Tuy nhiên, sợi Polyester vẫn có khá nhiều ưu điểm so với những loại vải truyền thống như:

  • Chúng không có khả năng hút ẩm nhưng lại hấp thụ dầu cực kỳ tốt. Vì vậy đây được xem là một loại vải hoàn hảo cho những hoạt động chống nước, chống bụi, chống cháy.
  • Có khả năng tự chống lại những vết bẩn tự nhiên. Vải cũng không xuất hiện tình trạng bị co trong quá trình giặt, chống nhăn và kéo giãn.
  • Vải dễ nhuộm màu và không bị nấm mốc xâm nhập.
  • Những sản phẩm làm từ loại vải này có khả năng cách nhiệt hiệu quả. Vì vậy chúng thường được sử dụng để sản xuất những loại chăn, gối, áo khoác, túi ngủ,…
  • Vải sợi Polyester còn được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Cụ thể là sản xuất đồ nội thất gia dụng, các sản phẩm công nghiệp, băng ghi âm, vật liệu cách điện,…
Vải thun PE mặc dù không có khả năng hút ẩm nhưng lại hấp thụ dầu cực kỳ tốt
Vải thun PE mặc dù không có khả năng hút ẩm nhưng lại hấp thụ dầu cực kỳ tốt

Tham khảo thêm bảng giá và chính sách thu mua phế liệu vải của chúng tôi tại: Thu mua vải thanh lý

Ý tưởng kinh doanh từ vải vụn và những câu chuyện nhân văn

Đã có khá nhiều ý tưởng kinh doanh táo bạo từ phế phẩm vải vụn. Dưới đây là những câu chuyện xoay quanh quá trình khởi nghiệp kinh doanh từ món đồ tưởng chừng được coi là “rác” mà bạn không nên bỏ lỡ.

Những ý tưởng kinh doanh độc đáo từ vải vụn
Những ý tưởng kinh doanh độc đáo từ vải vụn

Tái chế đồ dùng từ phế liệu ngành may

Tại Phong Nam, Hòa Châu, Hòa Vang, TP Đà Nẵng có một xưởng tái chế vải vụn do chị Ngô Thị Hồng làm chủ. Chị cũng chính là người đầu tiên tại khu vực này thực hiện mô hình kinh doanh từ vải vụn. Chúng đã giúp chị đạt được thành công và có được nguồn lực tài chính vô cùng ổn định như hiện nay.

Ý tưởng kinh doanh từ vải vụn được chị Hồng tìm ra vào năm 2004 đã giúp giải đáp thắc mắc rằng vải vụn để làm gì? Chị từng có một khoảng thời gian khá dài làm việc tại một công ty may. Sau mỗi ngày, chị nhìn thấy lượng vải vụn thải ra và đem vứt bỏ vô cùng nhiều. Và chị bỗng nhận ra rằng vải vụn cũng có thể được tái chế và đem lại thu nhập cho con người. Đây có thể được coi là một nguồn “tài nguyên” trời cho nếu biết tận dụng. Không chần chừ suy nghĩ nhiều, chị đã quyết định tận dụng số vải vụn đó để kiếm ra nguồn thu nhập phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.

Ban đầu, ý tưởng này của chị bị khá nhiều người phản đối và họ cho rằng chúng sẽ không thể thành công. Tuy nhiên, chị vẫn quyết tâm thực hiện. Chị bắt đầu sử dụng nguồn vốn ít ỏi của mình để mua lại vải vụn từ những công ty may mặc. Sau đó, chị bắt đầu phân loại những miếng vải vẫn còn khả năng sử dụng, chất liệu, màu sắc tốt để tiến hành may quần áo cho trẻ nhỏ. Hoặc chị dùng để may thành những đồ gia dụng phù hợp.

Sau đó, chị bắt đầu tìm kiếm và bỏ mối giá rẻ tại nhiều gian hàng. Bằng sự khéo léo, kinh nghiệm lâu năm trong ngành may mặc nên những sản phẩm của chị đều vô cùng đẹp mắt. Chúng đã thu hút được khá nhiều lượng khách hàng tiềm năng cho chị. Từ đây, chị có thêm động lực và quyết định mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị để kiếm thêm lợi nhuận. Mẫu mã và chất lượng sản phẩm luôn được chị cải thiện theo từng ngày.

Cho đến thời điểm hiện tại, chị Hồng đã có một xưởng sản xuất. Tạo ra công ăn việc làm cho hơn 30 nhân công tại đây. Số lượng hàng hóa được xưởng bán ra ngày càng tăng. Mỗi năm chị Hồng cũng thu được số lãi ổn định, lên đến hàng trăm triệu đồng.

Làm đồ lót nồi độc lạ

Vải vụn để làm gì? Làm đồ lót nồi từ vải vụn là một ý tưởng kinh doanh khá độc đáo của chị Trương Thị Kim Ngọc. Chị từng là công nhân tại Sài Gòn. Công việc khá cực nhưng đồng lương nhận được thì không đủ trang trải cho cuộc sống. Vì vậy chị đã tìm ra cách để có thể kiếm thêm thu nhập vào thời gian rảnh rỗi.

Sau một thời gian nghiên cứu và cân nhắc thì chị đã đưa ra quyết định thu mua lại vải vụn và sản xuất ra những sản phẩm gia dụng. Bởi sự độc đáo và giá thành rẻ nên những sản phẩm của chị thu hút được rất nhiều người mua. Sau đó, chị quyết định chuyên làm đồ lót nồi.  Chúng sẽ có màu sắc và họa tiết độc đáo, mới lạ. Chị luôn tỉ mỉ trong từng đường may, giúp những sản phẩm ngày càng tinh tế, bắt mắt và được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn. Khi bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường, chị Ngọc chỉ bán một đôi lót nồi với giá 4000 đồng. Và cũng có ít người tin rằng những thành phẩm độc đáo và chỉn chu này lại được làm từ vải vụn.

Vải vụn được tận dụng làm đồ lót nồi độc lạ
Vải vụn được tận dụng làm đồ lót nồi độc lạ

Sau nhiều năm nghiên nghiên cứu và phát triển, đồ lót nồi của chị Ngọc đã thành công và xuất hiện tại nhiều siêu thị lớn trên toàn quốc như Big C, Maximark… Nhãn hàng lớn như Knorr cũng quyết định thu mua sản phẩm của chị để sử dụng làm những món đồ tặng kèm cho khách hàng. Thậm chí nhiều công ty nước ngoài cũng biết đến chị và quyết định đặt mua. Chính sự phát triển nhanh chóng đã giúp chị có thể mở rộng mô hình kinh doanh. Chị cũng tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều công nhân tại khu vực này.

Dùng vải vụn để làm tranh

Vải vụn để làm gì? Ý tưởng sử dụng vải vụn để làm tranh được bắt nguồn từ ba cô gái tài năng đến từ Đại học Mở Hà Nội là Huyền, Hồng và Chi. Ban đầu họ có ý tưởng làm đồ thủ công này chỉ để tặng bạn bè nhưng sau đó do sản phẩm đẹp, độc và lạ nên họ đã quyết định thử kinh doanh.

Số vốn ban đầu mà họ có chỉ là 300.000 đồng. Các cô gái bắt đầu tìm kiếm và thu mua, xin vải vụn tại nhiều nơi. Sau đó lọc ra những miếng vải sạch, đẹp và có những màu sắc phù hợp để tiến hành làm tranh thủ công.

Dù được làm bằng vải vụn nhưng những bức tranh được làm ra đều có màu sắc vô cùng bắt mắt, tự nhiên. Trông khá giống với tranh sơn dầu. Nhờ tính thẩm mỹ, sự độc lạ đã giúp những bức tranh của họ thu hút được rất nhiều người mua. Giá cả của một bức tranh cũng vô cùng hợp lý, dao động từ 150.000 – 350.000 đồng. Tranh có thể được treo ở bất kỳ khu vực nào bởi tính đa dạng của chúng.

Sau nhiều sự nỗ lực và cố gắng, tranh của những cô gái tài năng này đã ngày càng được biết đến nhiều hơn. Từ đó số lượng đặt mua cũng tăng dần theo thời gian. Không những có được lượng khách hàng trong nước, những bức tranh của họ còn được mang sang nước ngoài để làm quà tặng.

Dù được làm bằng vải vụn nhưng những bức tranh được làm ra đều có màu sắc vô cùng bắt mắt, tự nhiên
Dù được làm bằng vải vụn nhưng những bức tranh được làm ra đều có màu sắc vô cùng bắt mắt, tự nhiên

Những ý tưởng khác

Bên cạnh những ý tưởng trên, còn có thể dùng vải vụn để làm gì? Có thể tận dụng vải vụn để làm rất nhiều những món đồ khác như dây buộc, túi xách, đồ dùng học tập, quần áo cho thú cưng,… Tất cả đều hướng đến mục đích phục vụ cho đời sống của con người và bảo vệ môi trường.

  • Chế tạo ra nhiều món đồ chơi cho trẻ nhỏ, học sinh như búp bê, bóng, hộp bút,…
  • Chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu hằng ngày như gối, thảm lau nhà, tranh nghệ thuật, đồ lưu niệm,…
  • Vải vụn có thể tận dụng để phục vụ cho những hoạt động liên quan đến quảng cáo, tập luyện, trợ giảng,…

Tóm lại, những ý tưởng kinh doanh từ vải vụn phế liệu vẫn luôn đem đến sự mới lạ, độc đáo. Chúng là những nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có rất nhiều tiềm năng lớn cần được con người khai thác thêm.

Thảm lau nhà từ vải vụn
Thảm lau nhà từ vải vụn
Vỏ gối được thiết kế vô cùng bắt mắt chỉ bằng vải vụn
Vỏ gối được thiết kế vô cùng bắt mắt chỉ bằng vải vụn
Ngôi nhà handmade đáng yêu từ vải vụn
Ngôi nhà handmade đáng yêu từ vải vụn
Crunchies cột tóc xinh xắn được làm từ vải vụn
Crunchies cột tóc xinh xắn được làm từ vải vụn

Ưu điểm của việc kinh doanh từ vải vụn

Việc kinh doanh từ vải vụn có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Nguồn vốn ít, không đòi hỏi nhiều chi phí.
  • Dễ tìm kiếm nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ.
  • Mô hình kinh doanh với khả năng sinh lời cao.
  • Khả năng mở rộng quy mô sản xuất luôn được đánh giá cao.
  • Dễ dàng tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh phù hợp và thiết thực.

Trên đây là những ý tưởng kinh doanh từ phế liệu vải vụn vô cùng thiết thực và độc đáo. Qua đó giúp bạn trả lời được câu hỏi “vải vụn để làm gì?” và thấy được tiềm năng từ công việc kinh doanh này. Mong rằng bài viết đã đưa ra được một vài gợi ý phù hợp, từ đó giúp bạn bắt đầu tìm kiếm và phát triển công việc kinh doanh của chính mình.

  • Trụ sở chính: 179 Quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, Tân Uyên, Bình Dương.
  • Cơ sở 3: Quốc lộ 51, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
  • Cơ sở 4: Bến Lức Long An
  • Hotline: 0961 779 345 (Mr. Lộc) 0989 579 231 (Me Minh)
  • Email: az.hoangloc@gmail.com
  • Website: https://thumuaphelieugiacaotphcm.com/