Khi nhắc đến đồng chắc hẳn ai cũng sẽ thấy quen thuộc bởi mức độ phổ biến và giá trị mà chúng tạo ra. Vậy cụ thể, đồng là gì? Đồng có những tính chất và công dụng như thế nào? Kim loại đồng được ứng dụng vào đời sống như thế nào? Hãy cùng thumuaphelieugiacaotphcm.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Đồng là gì?
Đồng là gì? Theo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, đồng là một nguyên tố được ký hiệu bằng Cu, nguyên tử khối là 64. Đây là một loại kim loại có tính dẻo, khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện cao. Tính chất đặc trưng giúp nhận biết đồng chính là màu sắc, chúng có màu cam đỏ. Từ xa xưa (thời la mã), đồng được con người khai thác vô cùng phổ biến tại Síp (một hòn đảo thuộc Địa Trung Hải). Chính vì vậy, tên gọi ban đầu của đồng là Cyprium – Kim loại Síp.
Đồng cũng là một trong những kim loại có mặt trong thế giới tự nhiên, tồn tại ở dạng kim loại và được sử dụng cho việc khai thác quặng. Đó cũng là lý do khiến đồng được con người khai thác và đưa vào sử dụng từ 8000 năm TCN.
Vào 5000 năm TCN, kim loại đồng cũng là kim loại đầu tiên được được nung nóng chảy từ quặng và được đúc thành khối vào 4000 năm TCN. Ngoài ra, đây cũng là kim loại đầu tiên được tạo ra từ hợp kim và nhiều loại khác. Vào 3500 năm TCN, thiếc đã được nghiên cứu để tạo ra đồng đỏ.
Bên cạnh đó, kim loại đồng cũng được dùng để làm chất dẫn nhiệt, dẫn điện, vật liệu xây dựng. Chúng cũng là một thành phần vô cùng quan trọng của nhiều loại hợp kim khác nhau.
Hợp chất của đồng thường được tồn tại dưới dạng muối đồng(II), chúng có màu xanh lam và xanh lục.
Kim loại đồng là gì? Khối lượng riêng của đồng là bao nhiêu?
Phân loại đồng
Đồng được chia thành hai loại bao gồm đồng đỏ và hợp kim đồng.
- Đồng đỏ: Đúng với tên gọi của nó, đồng có màu đỏ vô cùng đặc trưng. Người ta sử dụng phương pháp nhiệt phân để luyện và tạo ra đồng đỏ có chất lượng tốt nhất, độ bền trung bình. Đồng đỏ có khả năng chống lại sự ăn mòn kim loại, tính thẩm mỹ cao.
- Hợp kim đồng: Loại đồng này được chia làm hai loại bao gồm hợp kim Latông (đồng vàng, đồng đặc biệt) và hợp kim Brông (đồng thanh/đồng xanh). Hợp kim đồng được cấu tạo từ nhiều kim loại khác nhau như Zn, Al, Pb… Chúng có tính thẩm mỹ và độ bền cao nên được ứng dụng rất phổ biến.
Nếu dựa theo công nghệ chế tạo, chúng ta có thể chia đồng thành hai loại là nhóm đúc và biến dạng. Nếu dựa theo quá trình nhiệt luyện hóa bền, có thể chia đồng làm hai nhóm là nhiệt luyện hóa bền và không bền. Tuy nhiên, cách phân chia thông dụng nhất vẫn là chia theo thành phần hóa học.
Tính chất của đồng là gì?
Vậy những tính chất nổi bật của đồng là gì? Chúng mang tính chất tương tự như nhiều loại kim loại khác, bao gồm tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Tính chất vật lý
Đồng thuộc nhóm 11 trong bảng tuần hoàn. Vì vậy vàng, bạc, đồng đều có những thuộc tính khá giống nhau. Nổi bật nhất chính là độ dẻo và độ dẫn điện, nhiệt cao.
Đồng, vàng, lưu huỳnh chính là nhóm ba nguyên tố sở hữu những màu sắc tự nhiên khác với màu xám của bạc. Đồng nguyên chất có màu đỏ cam nhưng khi được tiếp xúc với không khí chúng sẽ chuyển sang màu lam ngọc. Có được điều này là nhờ vào sự chuyển tiếp electron khiến đồng có màu sắc đặc trưng như vậy.
Tính chất hóa học
Về tính chất hóa học, khi tồn tại ở trạng thái oxi hóa +1 hoặc +2 kim loại đồng có thể tạo thành nhiều loại hợp chất khác nhau. Chúng thường được gọi là Cuprous và Cupric.
Mặc dù đồng không phản ứng với nước, tuy nhiên chúng lại sinh ra phản ứng khi tiếp xúc với oxy có trong không khí. Từ đó tạo nên một lớp oxit đồng, chúng có màu nâu đen đặc trưng.
Khi đồng phản ứng với sulfua (có tiếp xúc với không khí chứa những hợp chất sulfua) thì quá trình ăn mòn sẽ được diễn ra.
Đồng có tính khử yếu hơn những kim loại khác. Có thể tác dụng với những loại phi kim, axit và dung dịch muối.
- Tác dụng với phi kim: Khi đồng phản ứng với Oxi đun nóng sẽ tạo ra một lớp đồng oxit có màu nâu đen. Chúng có thể bảo vệ đồng không bị oxi hoá. Nếu lấy CuO ra đun nóng ở nhiệt độ trong khoảng 800 – 1000 độ C sẽ cho ra đồng oxit với màu đỏ sáng. Lấy đồng ra cho tiếp xúc trực tiếp với những loại khí như Cl₂, Br₂, S… sẽ tạo ra hợp chất đồng.
- Tác dụng với axit: Đồng sẽ không thể tác dụng với HCL và H₂SO₄ loãng. Tuy nhiên, đồng lại có thể tác dụng với HCl trong điều kiện có O₂. Đồng có thể tác dụng với HNO₃ và H₂SO₄ đặc.
- Tác dụng với dung dịch muối: Đồng có thể khử những ion kim loại đứng sau chúng trong dung dịch muối.
Vai trò trong tự nhiên của đồng là gì?
Trong tự nhiên, đồng là một loại nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với những loài động vật, thực vật bậc cao. Ở một vài loại enzyme, chúng ta có thể tìm thấy đồng trong đó. Chúng cũng là kim loại trung tâm có trong những chất chuyên chở oxy hemocyanin. Được vận chuyển trong máu bởi protein Ceruloplasmin (xuất hiện trong huyết tương). Ngoài ra, đồng được hấp thụ ở bên trong ruột non và được chuyển tới gan bằng liên kết Albumin.
Cách nhận biết đồng
Khi đã hiểu rõ về tính chất của đồng là gì, bạn có thể dễ dàng nhận biết đồng bằng nhiều cách khác nhau.
Cách nhận biết bằng lửa
Nhận biết đồng bằng lửa được xem là cách phổ biến nhất. Bởi vốn dĩ đồng là một loại kim loại có khả năng chịu nhiệt cao. Chúng sẽ dẻo và mềm nếu được nung nóng trong nhiệt độ 1000°C.
Bạn thực hiện hơ miếng đồng trực tiếp lên lửa. Sau đó, thông qua hai trường hợp sau để nhận biết:
- Trong trường hợp miếng đồng không bị biến dạng cả về hình dáng lẫn màu sắc thì đây là đồng nguyên chất.
- Trong trường hợp miếng đồng bị đổi màu hoặc không sáng thì đây là đồng đã bị pha trộn những kim loại khác.
Cách nhận biết bằng kim loại
Việc nhận biết đồng bằng kim loại không được khuyến khích để thử nghiệm cho những kim loại đồng mới. Bởi độ chính xác của sẽ không cao.
Bạn có thể sử dụng máy mài kim loại hoặc dùi sắt. Sau đó, mài lên trên bề mặt của đồng. Sau khoảng vài phút, nếu màu sắc của miếng đồng không thay đổi. Và bạn thấy rằng nếu càng mài thì miếng đồng càng sáng thì có thể khẳng định đây đồng thật. Nếu bạn thấy miếng đồng có hiện tượng màu bóng loáng, nhưng lúc sau lại bị ngả màu tối xỉn thì đây là đồng giả (có thể chúng đã bị pha Pb(Chì).
Cách nhận biết bằng phương pháp từ tính
Đồng được biết đến là kim loại có tính nhẹ, vì vậy có thể sử dụng phương pháp từ tính (nam châm) để phân biệt.
Dùng nam châm và cho chúng rơi xuống miếng đồng, trong trường hợp miếng đồng rơi chậm hơn bình thường thì đây là hiện tượng dòng điện xoáy trong dưới tác động của từ trường. Đây là đồng thật.
Nếu miếng nam châm đến gần nhưng không bị hút vào miếng đồng hoặc thậm chí là bị đẩy ra thì đây là đồng giả (đồng có thể đã bị trộn với nhiều loại kim loại khác).
Cách nhận biết bằng đo mật độ
Ta có, mật độ của đồng là 8.92 gr/ml. Vì vậy chúng ta có thể thực hiện cân vật thể đồng lên để nhận biết. Sau đó thực hiện tính toán chia trọng lượng và khối lượng của đồng cho nhau.
- Nếu kết quả tính ra tương đương 8.92 gr/ml thì đây là đồng thật.
- Ngược lại, nếu kết quả khác thì đây không phải là đồng nguyên chất.
Công dụng của đồng là gì?
Vậy bạn có biết công dụng của đồng là gì? Như đã biết, đồng là kim loại có khả năng dẫn nhiệt và điện rất tốt. Chúng có tính dẻo, mềm và dễ dát mỏng, dễ uống. Do đó, chúng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và các lĩnh vực công nghiệp như:
Ngành xây dựng
Trong ngành xây dựng, đồng chiếm 25% trên tổng sản lượng toàn cầu. Đồng là vật liệu tiêu chuẩn được sử dụng trong các công trình xây dựng bởi tính mềm dẻo, dễ uốn nắn, dễ lắp ráp. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng chống lại sự ăn mòn do môi trường hoặc những tác động khác. Vì vậy, sẽ khá lý tưởng nếu sử dụng đồng để vận chuyển các loại nước uống hoặc hóa chất cao cấp. Chúng luôn được ưu tiên để sử dụng còn do khả năng ức chế được sự hình thành và phát triển của nhiều loại vi khuẩn, virus tồn tại trong nước.
Những ứng dụng điển hình như sử dụng làm ống thuỷ lợi, hệ thống phun nước, ống dẫn dầu khí tự nhiên, ống dẫn nước biển, dẫn những loại khí nhiên liệu,…
Ngoài ra, đồng cũng được sử dụng khá phổ biến trong kiến trúc, trang trí nội thất như cửa, mái vòm, mái lợp, tay nắm cửa, tượng phật, bản lề,…
Ngành điện
Trong ngành điện, đồng chiếm 65% sản lượng được sử dụng trên toàn cầu. Đây là một loại kim loại hoàn hảo được ứng dụng để sản xuất dây điện, dây cáp điện, dây mạng,… Bởi chúng có khả năng dẫn điện tốt ngang với bạc, nhưng lại rẻ hơn bạc rất nhiều. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồng để sản xuất ra các loại dây điện cũng giúp tiết kiệm điện hơn rất nhiều so với việc sử dụng các loại dây được làm từ nhôm. Việc sử dụng các loại dây điện được làm từ đồng giúp hiệu quả phân phối điện có thể lên đến 99,75%.
Nhìn chung, đồng đã được ứng dụng rất phổ biến trong ngành điện từ nhiều thập kỷ nay. Chúng cũng được sử dụng trong các vật tư thiết bị điện tử, sản xuất nam châm điện, ống chân không, chất bán dẫn, điện cực… Đồng còn được ứng dụng rộng rãi trong những ngành công nghiệp, chế tạo máy tuabin điện…
Đồng có một vị trí vô cùng quan trọng trong ngành điện nhờ khả năng dẫn điện tốt
Ngành giao thông vận tải
Trong ngành giao thông vận tải, đồng chiếm 7% tổng sản lượng được ứng dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, nhờ vào tính dẫn điện, dẫn nhiệt vô cùng tốt đồng còn được xem là thành phần quan trọng trong việc sản xuất các thiết bị cốt lõi của ngành giao thông vận tải như máy bay, tàu thuyền, ô tô,…
Các bộ phận có chứa kim loại đồng như dây chuyền thủy lực, các loại đinh vít, phụ kiện, hệ thống kính rã đông,… Bên cạnh đó, đồng xuất hiện trong các thiết bị, hệ thống định vị, ghế ngồi, thiết bị chống bẻ khóa,… Các thiết bị hệ thống dây điện bằng đồng chiếm khoảng 2% tổng trọng lượng của một máy bay. Những thiết bị, linh kiện trên tàu biển như chân vịt cũng được chế tạo từ hợp kim đồng. Việc này giúp chống lại sự ăn mòn của nước biển (nước muối).
Ngành khác
Trong các ngành khác, đồng chiếm 3% trên tổng sản lượng. Bạn có thể thấy đồng được sử dụng để sản xuất những loại dụng cụ như nồi chảo, điều hòa không khí, hệ thống tản nhiệt,… Ngoài ra, đồng còn xuất hiện trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng như tượng Nữ thần Tự do,… Đồng cũng là thành phần có trong những loại tiền đúc tại một số quốc gia. Các thiết bị nhạc khí cũng có sử dụng đồng như saxophone, kèn …
Sản lượng và trữ lượng của đồng có trong tự nhiên
Theo những nghiên cứu khoa học, đồng được phát hiện từ khoảng 10.000 năm trước. Ước tính tổng lượng đồng trên toàn cầu hiện nay là khoảng 1014 tấn. Mặc dù trữ lượng đồng lớn nhưng chỉ một lượng nhỏ trong đó có giá trị về mặt kinh tế và được ứng dụng như hiện nay.
Hầu hết những loại đồng được khai thác/chiết tách ở dạng đồng sunfua. Hoặc khai thác lộ thiên từ những “mỏ đồng porphyr” có chứa 0,4 – 1% đồng. Với nhu cầu sử dụng đồng đang ngày càng tăng dẫn đến lượng đồng có sẵn giảm. Kết quả là chúng không đủ đáp ứng được mức độ sử dụng để chạy theo sự phát triển trên toàn thế giới. Đó là lý do khiến đồng tái chế hiện nay cũng là nguồn sản xuất chính của những kim loại bằng đồng.
Quy trình tái chế đồng
Cho dù đồng tồn tại ở dạng thô hay tồn tại trong những sản phẩm khác thì chúng đều có khả năng được tái chế 100% mà không cần lo về vấn đề bị giảm chất lượng. Đây cũng là kim loại được tái chế rất nhiều, đứng thứ 3 chỉ sau sắt và nhôm.
Theo ước tính, có khoảng 80% đồng đã được khai thác và vẫn còn sử dụng. Quy trình tái chế đồng khá giống với việc tách chiết đồng. Tuy nhiên, các công đoạn của chúng được tối giản đi:
- Đồng phế liệu có độ tinh khiết cao: nung trong lò cao, khử, sau đó đúc thành billet hay ingot.
- Đồng phế liệu có độ tinh khiết thấp: tinh chế bằng cách sử dụng mạ điện trong bể axit sunfuric.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến kim loại đồng. Qua đó giúp bạn tìm hiểu sơ lược về khái niệm đồng là gì? Đồng được phân loại như thế nào? Ứng dụng của đồng trong các ngành công nghiệp ra sao? Nếu bạn đang có nhu cầu bán và thanh lý những loại nguyên liệu, thiết bị từ đồng, có thể liên hệ đến thumuaphelieugiacaotphcm.com để được thu gom tận nơi với giá cả vô cùng hợp lý. Mong rằng những thông tin của bài viết trên đã thật sự cần thiết và có ích với bạn.
- Trụ sở chính: 179 Quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM.
- Cơ sở 2: Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, Tân Uyên, Bình Dương.
- Cơ sở 3: Quốc lộ 51, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
- Cơ sở 4: Bến Lức Long An
- Hotline: 0961 779 345 (Mr. Lộc) 0989 579 231 (Me Minh)
- Email: az.hoangloc@gmail.com
- Website: https://thumuaphelieugiacaotphcm.com/