Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nhôm là bao nhiêu? Nhôm được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên những tính chất vật lý, hóa học của nhôm thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin, tính chất của nhôm cũng như ứng dụng của nhôm trong cuộc sống.
Nhôm là gì?
Chắc hẳn trong chúng ta không còn ai xa lạ với nhôm – kim loại được sử dụng để làm rất nhiều đồ dùng, vật liệu trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, để biết rõ những tính chất của nhôm thì không phải ai cũng nắm được.
Tính chất vật lý của nhôm
Nhôm là kim loại có màu trắng bạc. Trong điều kiện thường, nhôm tồn tại ở trạng thái rắn và khá mềm. Nhôm có cấu trúc mạng lập phương có tâm diện. Đây là kim loại có thể dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 660 độ C. Nhôm có độ cứng nhất định, bền và dẻo dai. Do đó, người ta dễ dàng kéo nhôm thành sợi hoặc dát mỏng để làm các đồ vật theo ý mình.
Tính chất hóa học của nhôm
Nhôm có ký hiệu hóa học là Al và nằm ở ô số 13 trong bảng tuần hoàn hóa học. Nhôm thuộc nhóm IIIA và có hóa trị là 3. Trong tự nhiên rất khó tìm được nhôm nguyên chất bởi nhôm thường kết hợp với oxi để tạo nên lớp màng nhôm oxit bao quanh bên ngoài. Nhôm có thể tác dụng với rất nhiều chất và hợp chất khác nhau:
- Tác dụng với phi kim: Nhôm tác dụng với oxit để tạo nên lớp màng nhôm oxit liên kết bền chặt, giúp bảo vệ các đồ dùng, vật dụng bằng nhôm.
- Tác dụng với axit để tạo ra muối và giải phóng khí hidro
- Tác dụng với bazơ để giải phóng khí hidro
- Tác dụng với dung dịch muối tạo ra muối mới và đẩy kim loại yếu ra khỏi muối của nó.
- Phản ứng nhiệt nhôm tạo ra nhôm nguyên chất
Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?
Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nhôm là bao nhiêu? Đây là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu về nhôm. Trong các thiết kế kỹ thuật, chọn lựa nguyên vật liệu, người ta cũng cần biết được khối lượng riêng của nhôm để có thể quyết định có nên chọn nhôm làm vật liệu hay không. Khối lượng riêng nhôm là 2.7g/cm3. Đây là một con số khá nhỏ so với khối lượng riêng của sắt hay thép. Do đó, nhôm được xếp vào nhóm kim loại nhẹ.
Khối lượng riêng của nhôm có ý nghĩa gì?
Do khối lượng riêng của nhôm thấp nên nhôm được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Giá thành của nhôm cũng khá rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số mọi người. Do nhôm nhẹ nên được ưu tiên sử dụng làm nguyên liệu lắp ráp máy bay cũng như các linh kiện, chi tiết của ngành hàng không. Sử dụng nhôm làm máy bay sẽ khiến trọng lượng của máy bay được giảm đi, giúp máy bay bay được nhanh hơn, tốn ít nhiên liệu hơn. Nói chung, tất cả những đồ vật ưu tiên đến việc giảm trọng lượng thì đều ưu tiên các sản phẩm được làm từ nhôm.
Ứng dụng của nhôm trong đời sống
Nhôm được ứng dụng rất nhiều sống, từ ngành công nghiệp đến sản xuất. Dưới đây là những ứng dụng của nhôm:
- Dùng để làm các chi tiết trong ngành hàng không: Do khối lượng riêng của nhôm nhẹ nên người ta ứng dụng nhôm để làm các bộ phận của máy bay cũng như các chi tiết, vật liệu trong ngành hàng không khác.
- Dùng để làm đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày: Nhôm có bộ bền nhất định, có độ cứng tốt nên được dùng để làm bàn ghế, giường, tủ, cửa, mái che, tấm chắn, phên,…
- Dùng để làm đồ nhà bếp: Do nhôm có thể dẫn nhiệt tốt nên có thể dùng làm nồi niêu xoong chảo.
- Dùng để làm các chi tiết chế tạo máy trong ngành công nghiệp.
Trên đây là những thông tin về nhôm cũng như khối lượng riêng của nhôm. Nhôm là một kim loại có khối lượng riêng khá nhỏ. Do đó nhôm nhẹ và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
- Trụ sở chính: 179 Quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM.
- Cơ sở 2: Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, Tân Uyên, Bình Dương.
- Cơ sở 3: Quốc lộ 51, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
- Cơ sở 4: Bến Lức Long An
- Hotline: 0961 779 345 (Mr. Lộc) 0989 579 231 (Me Minh)
- Email: az.hoangloc@gmail.com
- Website: https://thumuaphelieugiacaotphcm.com/